1. Rầy xanh
*Thời điểm xuất hiện
Xuất hiện xuyên suốt trong vườn sầu riêng ở tất cả các giai đoạn (lá non, lá lụa, lá già). Phát triển mạnh và tấn công khi cây bắt đầu có đọt mới.
*Đặc điểm
Vòng đời của rầy: trứng => rầy phấn (bắt đầu gây hại) => rầy xanh (gây hại nặng nhất)
– Rầy phấn (rầy phấn trắng): là ấu trùng của rầy khi còn nhỏ, sống cả mặt trên và mặt dưới lá non
– Rầy xanh (rầy nhảy): là dạng trưởng thành của rầy, chủ yếu sống mặt dưới lá non và dưới cây cỏ
*Đặc điểm gây hại: chích hút lá non và đọt non
+ Nhẹ thì làm lá nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương trên lá tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
+ Nặng thì làm mép lá bị cháy xoăn lại, dần dần khô và rụng, gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm với triệu chứng do bệnh.
Rầy chích làm lá bị cong quéo
2. Nhện đỏ
*Thời điểm xuất hiện
Mùa nắng, điều kiện nóng ẩm, nhiều nhất là thời điểm mưa nắng xen kẽ, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm cao.
*Đặc điểm
Đặc điểm sinh thái
– Có kích thước rất nhỏ, màu cam hay đỏ sậm, trên cơ thể có nhiều lông cứng.
– Phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp.
*Đặc điểm gây hại
-Thường sống tập trung mặt dưới lá. Gây hại chủ yếu trên lá non và cả lá già, sống và chích hút ở 2 mặt lá.
– Tấn công mặt dưới lá, chủ yếu là ở lá già
– Nhẹ tạo thành những chấm trắng li ti do nhện “ăn” mất diệp lục lá
– Lá bị nặng sẽ phồng rộp lại, thô cứng và rụng, màu xám trắng (giống như có lớp bụi bám trên bề mặt ), lá khô lại, sau đó rụng dần.
– Khi bị nặng, lá non thường nhỏ và xoắn lại, gân lá nổi gồ lên, vết cạp hút để lại những chấm nhỏ li ti, lá có màu vàng bạc và bị rụng, trái chậm lớn, cây còi cọc, kém phát triển, khô và chết.
Nhện tấn công làm lá bạc màu
3. Mọt đục cành
*Thời điểm xuất hiện
Thường xuất hiện vào mùa nắng, khô nóng
Điều kiện gây hại: môi trường nóng, ẩm và vườn rậm rạp
*Đặc điểm
Kích thước rất nhỏ, màu đen, tương tự như các loài mọt thường thấy trên hạt đậu hay gạo, nên những vết mọt đục rất bé và khó thấy
*Dấu hiệu nhận biết mọt
- Vùng vỏ cây bị mọt đục sẽ có màu khác với những vùng còn lại.
- Nếu bị nặng, mọt đục vào lỗi, cắt đứt dòng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên trên, nên từ vị trí mọt đục trở lên sẽ bị khô cành và chết.
- Vết đục còn là đường dẫn cho các loại nấm như phytopthora xâm nhập và gây xì mũ khô.
Mọt đục cành tạo ra những lỗ nhỏ
4. Sâu đục thân
– Sâu đục thân (Plocaederus ruficoruis) thuộc họ xén tóc Cerambycidae), bộ cánh cứng (Coleoptera), những con xén tóc trưởng thành thường có thân màu nâu, kích thước thân thường dài từ 25 đến 30 mm, trên thân có phủ một lớp lông màu xám, trong giai đoạn trưởng thành thì sâu đục thân thường không còn khả năng gây hại đến cây sầu riêng.
– Sâu non có thân hình dài từ 30 -45 mm, thân mình có màu trắng sữa. Những con trưởng thành thường đẻ trứng vào những kẻ của thân cây, các vết nứt hoặc nhánh cây nên khi trứng nở những con ấu trùng có thể men theo những đường này tấn công vào thân hoặc cành cây và cắn phá. Sau khi lớn ấu trùng sẽ chui ra khỏi cây để làm kén.
*Điều kiện gây hại
Mùa nắng, khô nóng
*Cách gây hại
Thành trùng xén tóc thường đẻ trứng vào những nơi kẹt như phần gồ ghề, sần sùi ở vỏ, cháng ba giữa cành và thân chính. Ấu trùng (sâu) sau khi nở sẽ đục vào trong thân cây theo hướng từ dưới đục dần lên trên thành những đường hầm ngoằn ngoèo dẫn đường cho nấm Phytopthora tấn công gây xì mũ khô.
Những chỗ bị sâu đục sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Có các bã mùn cưa màu nâu do sâu ăn phá rồi đùn ra, khi thăm vườn nên quan sát kỹ dưới gốc hoặc các ngách trên thân, cành.
- Nếu vết sau đục bị xì mũ thì vào buổi sáng sớm sẽ thấy những vết ướt đẫm nước trên thân cây (nhựa cây ứa ra), nếu thăm vườn buổi trưa thì những vết này đã khô lại không phát hiện được.
- Có những lỗ tròn, nhỏ, xì mũ, bên ngoài có bã màu nâu.
Bã mùn cưa màu nâu do sâu ăn phá rồi đùn ra
Về cách phòng và trị mỗi loại OMI sẽ cập nhật đầy đủ trong các bài tiếp theo. Bà con theo dõi OMi để xem chi tiết hơn nhé!
_____
SINH HỌC HỮU CƠ OMI
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Hotline: 0906.426.650 hoặc 0901.009.963
Website: http://huucoomi.com
Shopee: shopee.vn/huucoomi
Tiktok: Sinh Học Hữu Cơ OMI